Tối ưu tương tác mạng xã hội bằng tâm lý học

Sử dụng các nguyên lý tâm lý học dựa trên nền tảng khoa học là một cách hữu hiệu để thúc đẩy tương tác mạng xã hội. Bằng cách thấu hiểu những yếu tố chìa khóa trong quá trình nhận thức, bạn có thể gia tăng tương tác mạng xã hội và đẩy mạnh hiệu quả của chiến dịch marketing mạng xã hội tổng thể.

Áp dụng tâm lý học trong marketing được coi như là euromarketing (nghiên cứu marketing bằng thần kinh học), định nghĩa như sau: “Quá trình nghiên cứu não bộ của người tiêu dùng nhằm khám phá phản ứng của họ đối với các mẫu quảng cáo và sản phẩm cụ thể trước khi triển khai chiến dịch quảng cáo mới và phương thức xây dựng thương hiệu”. Dưới đây là một số chiến lược mà bạn có thể sử dụng để tăng tương tác mạng xã hội.

Hiệu ứng halo

Thuật ngữ “hiệu ứng halo” đã được áp dụng từ gần một trăm năm nay (bắt đầu từ năm 1920), khi Edward Thorndike thực hiện một nghiên cứu với nội dung: “Hai sĩ quan chỉ huy đánh giá các chiến sĩ về thể chất (ví dụ: sự khéo léo, sức khỏe và năng lượng) và các phẩm chất khác về tâm lý, cảm xúc và xã hội (như trí tuệ, khả năng lãnh đạo và trách nhiệm)”. Thorndike nhận ra rằng, nếu một trong số các phẩm chất của chiến sĩ được đánh giá rất cao, các phẩm chất khác cũng có xu hướng cao tương tự và ngược lại.

Việc này liên quan tới tương tác mạng xã hội như thế nào?

Nếu bạn tạo dựng hình ảnh thương hiệu với tính cách tích cực, khách hàng sẽ tin rằng các khía cạnh khác cũng tốt tương đương. Nói cách khác, trong tiềm thức của họ sẽ tự động hình thành thiện cảm đối với thương hiệu nói chung. Ví dụ, bạn xây dựng danh tiếng cho thương hiệu qua loạt bài trên Facebook. Đối tượng khán giả của bạn sẽ xem xét thương hiệu có tính trí tuệ và cạnh tranh. Từ đây, họ sẽ cho rằng sản phẩm hoặc dịch vụ và chế độ chăm sóc khách hàng của công ty cũng rất tốt.

Đăng tải nội dung khuyến khích chia sẻ

Mục tiêu hàng đầu của việc đăng tải nội dung trên mạng xã hội là gì? Đó là khiến mọi người chia sẻ chúng với bạn bè và những người theo dõi họ. Tuy nhiên, đăng tải nội dung một cách bừa bãi và không có mục đích cũng giống như việc bịt mắt ném phi tiêu: chẳng thể nào tìm được đến đích. Bạn sẽ chỉ hi vọng và mong mọi thứ đi đúng hướng. Có một “lối tắt” để bạn tối ưu hóa việc chia sẻ, đó là đăng tải những gì có xu hướng lan tỏa nhiều nhất.

tương tác mạng xã hội nội dung lan truyền

Hãy lựa chọn nội dung có khả năng lan truyền cao nhất

Theo như một công trình từ công ty nghiên cứu thị trường Ipsos cho thấy: “Những người tham gia chia sẻ một số loại nội dung trực tuyến trên các địa chỉ mạng xã hội trong tháng gần nhất là “để chia sẻ những thứ thú vị” (61%), “chia sẻ những thứ quan trọng” (43%) và “chia sẻ những thứ hài hước” (43%)”.

Thấu hiểu thói quen chia sẻ của người dùng sẽ làm tăng khả năng hoàn thành mục tiêu và thúc đẩy tương tác mạng xã hội. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là từng nội dung đăng tải đều phải thú vị, quan trọng hay hài hước mà chỉ đem tới một “khuôn mẫu” chung để xây dựng.

Mang sản phẩm miễn phí cho người dùng

Đây là một thủ thuật tâm lý học khác mà bạn có thể sử dụng nhằm đẩy mạnh tương tác mạng xã hội. Hãy đem tới cho khách hàng một thứ có giá trị (và miễn phí) đối với họ, khách hàng sẽ có cảm giác “mắc nợ” bạn. Hiện tượng này dựa trên khái niệm có đi có lại, trong đó nói rằng con người cảm thấy bắt buộc phải “trả nợ” ai đó khi được giúp đỡ hoặc được cho/ tặng một thứ có giá trị. Ở đây, Subiz không khuyên bạn hãy trao tặng miễn phí sản phẩm trị giá 1 triệu đồng cho những người theo dõi bạn trên các trang mạng xã hội. Thay vào đó, món quà có thể mang giá trị nhỏ hơn, miễn là hợp pháp và đem lại lợi ích cho người dùng. Ví dụ: Anytime Fitness trao cho các khách hàng nhấn “Like” fanpage cơ hội tải miễn phí lịch để lên kế hoạch và điểu chỉnh hoạt động thể dục thể thao nhằm đảm bảo rằng họ có thể đạt được mục tiêu tập luyện.

tương tác mạng xã hội quà tặng miễn phí

Ưu đãi của Anytime Fitness dành cho người dùng

Bạn có thể tặng khách hàng ebook, gói sử dụng dịch vụ một tháng hay bất cứ thứ gì mà họ nhận được lợi ích. Việc làm đơn giản mà hiệu quả này khiến mọi người nghĩ rằng họ sẽ cần phải “đền đáp” lại bằng cách nhấn like, chia sẻ hay để lại phản hồi tích cực, tựu chung lại là góp phần tăng tương tác mạng xã hội cho công ty.

Sử dụng bằng chứng xã hội để tạo đòn bẩy

Áp lực từ bạn bè đồng trang lứa (Peer pressure) không biến mất sau khi chúng ta rời trường học. Ngay cả khi dã là người trưởng thành, chúng ta vẫn phải chịu đựng nó, thậm chí là ở mức độ cao hơn. Bạn có thể ứng dụng loại áp lực này bằng cách tạo ra bằng chứng xã hội từ một quan điểm tâm lý.

Bằng chứng xã hội được định nghĩa: “Mọi người sẽ có xu hướng hành động giống người khác với giả định rằng những hành động này phản ánh hành vi đúng đắn”. Điều này khá đơn giản. Bạn tìm cách để chứng minh với những người theo dõi hoặc người tiêu dùng rằng thương hiệu của bạn là một sự lựa chọn đúng đắn đối với họ. Tiếp theo, khi khách hàng thấy rằng nhiều người khác đang lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của bạn, họ sẽ có xu hướng làm điều tương tự. Mạng xã hội là nền tảng lý tưởng để tạo ra các bằng chứng xã hội. Dưới đây là 1 số cách bạn có thể tối ưu tương tác mạng xã hội:

  • Tìm kiếm một chuyên gia trong ngành nghề kinh doanh để liên kết các nội dung bạn đăng tải tới trang cá nhân của họ.
  • Đăng tải bức ảnh người nổi tiếng đang sử dụng sản phẩm của bạn.
  • Khuyến khích khách hàng chia sẻ các bức ảnh liên quan tới sản phẩm của bạn.

Đây là 1 bức ảnh của người nổi tiếng trên Snapchat Shaun McBride để cho Taco sử dụng tài khoản Snapchat của anh ta nhằm quảng bá sản phẩm mới Cap’n Crunch Berry Delights.

tương tác mạng xã hội người nổi tiếng

Taco Bell hợp tác cùng Shaun McBride tại Snapchat

Hãy không ngừng tìm kiếm các phương thức khác nhau để có được cái gật đầu chấp thuận của những người khác, và lượt tương tác mạng xã hội của bạn sẽ tăng cùng với lượng khách hàng tiềm năng và tỷ lệ chuyển đổi.

Khơi gợi cảm giác hoài niệm

Phần lớn mọi người đều có những lúc quay ngược lại năm cũ và đặc biệt là ký ức tuổi thơ thông qua lăng kính màu hồng. Điều này có ý nghĩa gì từ quan điểm mạng xã hội? Kết hợp yếu tố hoài niệm trong chiến dịch có thể làm tăng lượt tương tác mạng xã hội một cách đáng ngạc nhiên.

Robert M. Brecht, Ph.D., đã viết một bài báo giải thích hiệu quả của cảm giác hoài cổ trong marketing. Theo Brecht: “Nghiên cứu marketing cho thấy rõ ràng có một sự cộng hưởng tích cực giữa các quảng cáo hoài cổ và quảng cáo sản phẩm. Thậm chí, sự cộng hưởng này còn có tác động thuyết phục hơn nữa đối với khách hàng”. Ông cũng liên hệ tới một công trình khoa học khác và nhận xét: “Khi trải nghiệm khách hàng mang xu hướng hoài niệm trong quá trình mua sắm, họ sẽ có khả năng mua các sản phẩm được quảng cáo kèm theo cao hơn”.

Như vậy, nếu kết hợp yếu tố hoài cổ trong marketing mạng xã hội, bạn có thể kích hoạt sự phản hồi dựa trên yếu tố tâm lý, thứ se dẫn tới sự tương tác ở mức cao hơn. Ví dụ, bạn có thể sử dụng hashtag #throwbackthursday trên Twitter hoặc Instagram để đăng tải các bức ảnh từ nhiều năm về trước. Hay bạn có thể đăng tải các bức ảnh lên Instagram về sản phẩm trông như có mặt từ 20 – 30 năm trước. Có rất nhiều nền tảng khác nhau bạn có thể sử dụng với cách tiếp cận này.

Tạo ra sự khan hiếm

Một trong những nỗi sợ lớn nhất với phần đông mọi người là nỗi sợ hãi bị bỏ qua (fear of missing out – FOMO).

Một cách rất tự nhiên, chúng ta đều muốn được “bao gồm” trong một tập thể, xu hướng hoặc công việc chung, và suy nghĩ bị đặt ra ngoài vòng tròn mà những người khác có mặt trong đó sẽ khiến chúng ta cảm thấy sợ hãi. Đó là lý do tại sao nguyên lý về sự khán hiếm có thể tạo nên hiệu quả rất tích cực. Điều này thể hiện rõ qua việc rất nhiều công ty sử dụng các từ ngữ như “số lượng có hạn” hay “thời gian khuyến mại có thể kết thúc sớm hơn dự kiến”?

Dưới đây là một ví dụ chứng minh hiệu quả của tính khan hiếm nếu được sử dụng một cách thông minh. Nghiên cứu bởi Worchel, Lee và Adewole hỏi những người tham gia đánh giá 2 lọ bánh quy. Đầu tiên, cả 2 lọ đều chứa 10 chiếc bánh quy giống nhau. Sau đó, ở 1 lọ bánh quy, 8 chiếc bánh được lấy ra ngoài (khiến cho bánh quy trở nên hiếm hơn). Lúc này, những người tham gia phải chọn giữa lọ bánh quy 10 chiếc và lọ bánh quy 2 chiếc. Kết quả, lọ bánh chỉ với 2 chiếc bánh quy đã được chọn nhiều hơn lọ có tới 10 chiếc bánh. Nói cách khác, sự khan hiếm tác động tới tâm lý người dùng.

tương tác mạng xã hội khan hiếm

Số lượng người chọn lọ bánh quy 2 chiếc nhiều hơn hẳn lọ 10 chiếc bánh

Nếu bạn đang thực sự cần thúc đẩy lượt tương tác trên mạng xã hội, hãy tạo ra sự khan hiếm. Trong trường hợp sản phẩm luôn dồi dào về nguồn cung, người dùng mạng xã hội sẽ chẳng cần phải thực hiện hành động ngay lập tức và cơ hội bán hàng sẽ mất đi. Ví dụ, bạn tổ chức một cuộc thi trên Facebook dành cho những người đã nhấn “Thích” trang để giành được một phần thưởng nào đó nhưng cuộc thi này chỉ diễn ra trong 1 thời gian ngắn. Thủ thuật này sẽ khơi dậy FOMO trong các khách hàng và họ sẽ cảm thấy cần thiết phải hành động ngay.

Tăng tương tác mạng xã hội: Không khó với tâm lý học

Tâm lý học là người bạn tốt nhất của các marketer mạng xã hội. Có rất nhiều nguyên lý tâm lý học bạn có thể kết hợp triển khai thực hiện trong chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội nhằm tăng tương tác và thúc đẩy phản hồi từ khách hàng mục tiêu. Điều này rất quan trọng bởi nó sẽ giúp cho các nỗ lực của bạn không vô ích và đảm bảo các nội dung đăng tải không dễ dàng bị bỏ qua. Về lâu dài, bạn sẽ có nhiều lượt theo dõi, bình luận, chia sẻ và cuối cùng là nhiều khách hàng tiềm năng ghé thăm website với mục đích mua hàng.

Theo Quicksprout

Bài liên quan:

Share this

November 14, 2016 - Marketing