Tại sao Pop up không hiệu quả và cách khắc phục

Một sự thật đắng cay về Pop up: Nó là công cụ tăng chuyển đổi mạnh mẽ nhất, dễ dùng nhất, nhưng cũng bị khách hàng ghét nhất trên website!

Cần tránh điều gì khi dùng Popup? Sai lầm nào khi tạo pop up khiến bạn không tăng chuyển đổi mạnh mẽ như kì vọng? Trong bài này Subiz sẽ giới thiệu những lỗi cơ bản thường gặp và giải pháp khắc phục.

Ngày 11/01/2020, Subiz đã ra mắt công cụ tạo pop up thông minh dự đoán ý định thoát trang và tìm đúng đối tượng mục tiêu, tăng 2x-5x chuyển đổi cho website doanh nghiệp. Bạn có thể tìm hiểu thêm bằng cách truy cập tại đây hoặc hỏi tư vấn viên.

1, Không đặt ra đối tượng mục tiêu

Trước khi dùng pop up, bạn phải xác định được đối tượng mục tiêu và tạo pop up hướng tới mục tiêu đó.

Thử tưởng tượng một khách hàng sẵn sàng thanh toán, nếu bạn đưa ra một pop up mời đăng kí nhận bản tin, liệu có phát huy tác dụng? Thực tế là bạn đã phí hoài công sức để đưa một khách hàng ở giai đoạn cuối phễu chuyển về giai đoạn đầu phễu!

Tương tự, nếu khách hàng mới chỉ đang đọc trang blog và chưa có ý định mua hàng, việc tặng một voucher giảm giá cho lần mua sau chẳng có ý nghĩa gì với họ.

Trừ phi mục tiêu của bạn là làm branding, chúc mừng sự kiện (sinh nhật công ty, năm mới, ăn mừng chiến thắng..), bạn mới có thể sử dụng một mẫu thông điệp chung tới tất cả khách hàng truy cập. Để tối ưu hiệu quả, bạn không thể gửi những thông điệp giống nhau tới những khách hàng ở giai đoạn mua khác nhau. Bạn có thể tùy chỉnh mẫu thông điệp tới từng đối tượng ví dụ như sau:

+/ Tạo pop up tặng ebook tới nhóm khách hàng lạnh ở giai đoạn đầu phễu chuyển đổi nhưng gửi ưu đãi giảm giá tới nhóm khách hàng “nóng” ở giai đoạn cuối của phễu chuyển đổi.

+/ Mời khách hàng nhận khuyến mại đúng sản phẩm họ đang xem. Ví dụ: Bạn có cửa hàng kinh doanh đồ điện, ở trang bán đồ điện tử bạn có thể gắn pop up tặng ốp lưng miễn phí cho mỗi điện thoại thông minh, nhưng ở trang bán đồ điện lạnh bạn cài thông điệp tặng chân đế máy giặt cho mỗi máy giặt đời mới…Tại Subiz Pop up, bạn có thể thực hiện việc này rất đơn giản bằng cách vào  URL trang đang xem/ đã xem.

URLPop up

2, Sai thời điểm

55% khách hàng thừa nhận họ sẽ di chuột để tắt trang ngay khi nhìn thấy cửa sổ pop up hiện ra vì cảm thấy bị làm phiền. Vì vậy hầu như tất cả những mẫu thông điệp hiện ra cùng lúc với trang web đều không thu hút được nhiều khách hàng click. Đây là kết quả cuộc khảo sát những gì người dùng ghét nhất ở Pop up mà Chartbeat đã thực hiện

  • Xuất hiện ngay khi vừa truy cập trang (88%)
  • Choán toàn màn hình và tạo cảm giác bị spam (82%)
  • Khiến trải nghiệm trên trang trở nên tệ hại vì buộc phải tắt pop up nhiều lần (78%)

Hiển thị pop up quá sớm khiến khách khó chịu nhưng hiển thị quá muộn lại mất khách! Để khắc phục, Subiz đưa ra các gợi ý sau:

  • Sử dụng điều kiện thời điểm Exit Intent. Khi khách hàng có ý định thoát trang, pop up sẽ tự động hiển thị.
  • Theo dõi thời gian khách hàng hoạt động trên trang và hiển thị cửa sổ pop up sau 5 giây hoặc sau 30 giây.
  • Theo dõi thời gian khách hàng không hoạt động hoặc tỷ lệ cuộn chuột để tìm ra thời điểm phù hợp nhất.

> Tham khảo thêm cách chọn thời điểm hiển thị Pop up phù hợp

3, Lỗi thiết kế và nội dung thông điệp

Thiết kế nhàm chán, choán chỗ và nội dung không rõ ràng cũng là nguyên nhân khiến hơn 90% khách hàng ghét điền vào Pop up. (Theo Nielsen Norman Group)Design pop up

Để tránh các lỗi thiết kế này, bạn nên dùng công cụ tạo thông điệp chuyên nghiệp với các template có sẵn để có thể xem trước mẫu pop up đã hợp lý hay chưa.

Câu CTA hiện tại của bạn là gì? Headline của bạn đã rõ ràng hay chưa? Nên tránh các CTA nói về thứ khách hàng phải cung cấp, ví dụ như “Để lại email” , “Để lại Số điện thoại”, khiến khách hàng quên mất : Để lại để làm gì? Tại sao phải để lại? và vô hình chung khiến họ ngần ngại thực hiện chuyển đổi! Thay vào đó, hãy tập trung vào những thứ khách hàng giành được, ví dụ như CTA: “Nhận ebook của bạn ngay!”, “Nhận voucher ngay!”12

Nội dung thông điệp chính là kịch bản bán hàng của bạn. Vì vậy hãy lưu ý chọn Call To Action phải rõ ràng, nhất quán, phù hợp với nội dung ưu đãi. Bạn không thể chọn CTA “Mua ngay” với Pop up mời dùng thử, hoặc chọn CTA “Tham gia ngay hôm nay” với Pop up mời đăng kí nhận giảm giá.”..

4, Đòi hỏi quá nhiều thông tin trên pop up

Việc có được nhiều thông tin khách hàng giúp bạn nắm rõ thông tin khách hàng và có thể gửi những thông điệp mang tính cá nhân hóa mạnh mẽ hơn cho họ. Tuy nhiên yêu cầu quá nhiều thông tin cũng có thể khiến khách hàng ngần ngại điền và rồi nản lòng bỏ cuộc.

Bản chất ngành kinh doanh của bạn ra sao có thể tác động tới số lượng trường thông tin bạn yêu cầu ở các khách hàng trên pop up. Nhưng nói chung con số này sẽ tỷ lệ nghịch với tỷ lệ chuyển đổi. Càng ít thông tin yêu cầu, số khách hàng chuyển đổi càng cao. Theo Omnisend, bạn chỉ cần chọn 2 trong 3 trường thông tin quan trọng nhất là họ tên, email và số điện thoại.5 (1)

5. Tần suất sử dụng quá dày hoặc quá thưa

Nếu khách hàng chưa click, bạn sẽ kích hoạt pop up chạy thêm bao nhiêu lần nữa? Liệu có phải thông điệp càng hiện ra nhiều lần thì tỷ lệ khách chuyển đổi sẽ càng cao?

Ngược lại, số liệu từ Nielsen Norman Group cho thấy các trang web sử dụng pop up với tần suất lớn làm khách hàng thấy khó chịu và giảm tỷ lệ truy cập trở lại. Đừng bao giờ khủng bố khách hàng bằng hàng loạt thông điệp lặp đi lặp lại, thay vào đó bạn có thể chọn cách giới hạn số lần hiển thị bằng phần Tần suất trên Subiz Pop up. Con số khuyên dùng là không quá 2 lần.

repeat (1)

6, Không kiểm nghiệm được hiệu quả và tích hợp vào CRM

“Không thể tối ưu, nếu chưa biết đo lường” (Peter Drucker, Nhà quản trị học )

Pop up hiện ra chắc chắn không phải chỉ để “cho vui”. Bạn cần biết được ai đã nhấp chuột vào Pop up? Chân dung người đó như thế nào? Gửi email cho các khách hàng đã chuyển đổi? So sánh các kết quả chiến dịch để xem mẫu thông điệp nào hiệu quả? mẫu nào không?

Nếu bạn không đo đếm được lượng người đã chuyển đổi thì nỗ lực marketing bằng pop up là vô ích. Nếu không so sánh được hiệu quả giữa các chiến dịch thì bạn không thể nào tìm ra chiếc chìa đúng mở khóa trái tim từng tệp khách hàng.

Dĩ nhiên bạn không cần thiết phải mua thêm một công cụ khác để thực hiện các công việc này, nếu đã tích hợp Pop up, bạn có thể nắm chu trình này toàn vẹn, tự động và không mất phí.

  • Bật tự động gửi email cho khách hàng đã thực hiện chuyển đổi (để lại thông tin hoặc click vào CTA).
  • Theo dõi và so sánh nhanh các chiến dịch.
  • Phân tích sâu hơn từng chiến dịch Pop up với các báo cáo số lần thực thi, số lần chuyển đổi, vị trị địa lý và thông tin của khách hàng đã chuyển đổi.

Khi thường xuyên theo dõi, đánh giá, bạn sẽ tìm ra các pop up phù hợp nhất với khách hàng của mình và biến nó trở thành công cụ Inbound Marketing mạnh mẽ!

notification (1)

Kết luận

Pop up là công cụ hữu hiệu để tạo ra chuyển đổi bằng cách tạo ra bối cảnh mua hàng hấp dẫn. Theo các chuyên gia của Marketing Land, những pop up tốt nhất có thể thu hút tới 10.8% chuyển đổi trong khi những pop up trung bình đạt khoảng 3,5%. Đâu là con số bạn mong muốn hướng tới?

Hãy rà soát lại những thông điệp bạn đang sử dụng và lưu ý tới năm điểm: đối tượng mục tiêu, thời điểm xuất hiện, nội dung thông điệp, tần suất sử dụng và thử nghiệm phân tích. Đó là chỉ dẫn để cải thiện những chiến dịch Pop up tốt hơn trong tương lai. Chúc các bạn thành công !

* Các hình ảnh trong bài nằm trong thư viện Pop up Subiz. Bạn có thể thử tạo miễn phí tại đây!

Bài viết liên quan: 

Share this