Phần mềm quản lý Fanpage Facebook phải có tính năng gì?

Nếu xem trang fanpage của bạn là một cửa hàng online thì công cụ quản lý fanpage chẳng khác nào một trợ lý bán hàng đắc lực. Chính vì vậy, chọn được phần mềm quản lý Fanpage ưng ý cũng quan trọng như khâu tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp, sẽ có rất nhiều yếu tố để bạn cân đong đo đếm như tính năng, mức giá, mức độ hỗ trợ, uy tín nhà cung cấp.. 

Thế nào là một ứng dụng quản lý Fanpage tốt? Trước tiên, phần mềm quản lý Fanpage được tạo ra với mục đích tăng tốc độ tương tác với khách hàng, giảm sai sót từ phía doanh nghiệp cho dù họ đang bán hàng trên một hay nhiều fanpage. Vì vậy ứng dụng nên tập trung ở chức năng quản lý  khách hàng, tăng bán hàng chứ không cần thiết ôm đồm thêm các tính năng không cần thiết bên ngoài. Các yêu cầu quan trọng nhất như sau:

1, Tích hợp đa kênh không giới hạn số lượng

Phần mềm này cần tích hợp không giới hạn số landing page, website, email để quản trị đa kênh. Như vậy, doanh nghiệp có thể bình luận, tương tác được trên hàng chục, hàng trăm trang mà không mất thời gian chuyển từ tab này qua tab khác, yên tâm không bao giờ bỏ sót khách vì những lỗi đáng tiếc như quên chuyển page hoặc nhầm lẫn các khách hàng với nhau. Việc đồng bộ dữ liệu từ Fanpage cho tới tất cả các kênh website, landingpage hay email cũng sẽ giúp doanh nghiệp có thể nhận dạng đối thủ trà trộn và chặn đứng những vị khách không mời. Ngoài ra, dựa trên lịch sử trò chuyện bạn cũng có thể nhanh chóng xác định thói quen và sở thích mua hàng của những thượng đế đích thực để dễ dàng chăm sóc.

2, Quản lý không giới hạn số lượng bình luận, tin nhắn.

Hãy thử tưởng tượng như sau: 1 ngày lượng khách hàng của anh A tăng lên đột biến, nhưng anh ta lại không thể phục vụ nhanh chóng như thường lệ, đơn giản là bởi phần mềm đã hết giới hạn lượng bình luận cho phép. Đó là cảnh dở khóc dở cười đã xảy ra với nhiều nhà bán lẻ. Từ kinh nghiệm đó, hãy nhớ lựa chọn khôn ngoan ứng dụng quản lý không giới hạn số lượng, bởi bạn hoàn toàn có quyền chủ động kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.

3, Tốc độ cao và ổn định.

Do thuật toán của Facebook ưu tiên hiển thị những Fanpage có tốc độ trả lời khách hàng nhanh nhất, bạn cần chắc chắn mình đang sử dụng 1 phần mềm có tốc độ cao và ổn định. Nếu phần mềm bạn chọn hay gặp lỗi phập phù, cơ hội trang bán hàng của bạn xuất hiện trên newfeeds khách hàng chắc chắn sẽ giảm đáng kể. Thử tưởng tượng, nếu vị trợ lý ảo này thi thoảng lại chập chờn, lỗi kết nối do đứt cáp, máy chủ chậm… thì việc khách rời cửa hàng là chuyện “một sớm một chiều”.

4. Tiện lợi trên di động.

Rõ ràng bạn không thể trực chờ bên máy tính cả ngày để trả lời khách, vậy nên hãy chọn một phần mềm có phiên bản mobile hoạt động tốt. Tại bản di động, yêu cầu quan trọng nhất là tốc độ xử lý tin nhắn của khách hàng phải thật nhanh và mượt mà ổn định.

5, Bộ tính năng thiết yếu

 a, Chức năng ẩn comment:  Livestream bán hàng, tung khuyến mãi hàng loạt, tổ chức minigame là một trong những cách tương tác bán hàng hiệu quả trên Facebook. Khi đang tập trung tổ chức những hoạt động này, bạn cần 1 chức năng ẩn comment tự động để giấu thông tin khách hàng, tránh tình trạng cướp khách của những đối thủ chơi xấu.

 b, Chức năng auto like, auto reply comment, auto inbox:  Nhờ có phần mềm, khi khách hàng vừa để lại bình luận, fanpage sẽ tự động bấm “thích” và cám ơn bình luận đó. Dù bạn nhận được quá nhiều comment, trang Fanpage cũng không bị lag hoặc ẩn bớt notifications. Với chức năng auto inbox, chỉ cần khách hàng ấn nút “like” hoặc để lại bình luận trên fanpage, phần mềm sẽ chủ động gửi tin nhắn hỏi thăm nhu cầu của khách tại messenger.

Phần mềm quản lý fanpage

Đảm bảo kết nối với khách hàng nhờ công cụ quản lý fanpage

 c, Chức năng phân chia công việc:  Đi cùng tốc độ phát triển kinh doanh của bạn, phần mềm quản lý fanpage sẽ phân chia luồng công việc thông minh sao cho tình trạng trùng khách, sót khách sẽ không bao giờ xảy ra.

 d, Tích hợp email: Nếu phần mềm quản lý fanpage tích hợp với cả chức năng email thì quá tuyệt vời!  Chỉ một email cảm ơn hay xác nhận đơn hàng đươc gửi ngay sau khi kết thúc cuộc chat sẽ tạo dựng ấn tượng về cửa hàng chuyên nghiệp hơn hẳn. Dĩ nhiên, email này được cài đặt chế độ tự động, bạn không hề mất thêm 01 giây nào để làm đẹp thêm hình ảnh của mình!

e, Kết hợp thống kê trên Facebook Pixel và Google Analytics: Các con số thống kê không biết nói dối. Vì vậy hãy chọn phần mềm có tiện ích đặc biệt này để theo dõi lượng khách ra vào ở các thời điểm trong ngày. Từ đó, bạn có thể tạo ra chiến dịch tiếp thị và bán hàng hiệu quả hơn.

 Top 4 công cụ quản lý fanpage phổ biến nhất hiện nay

1, Công cụ quản lý fanpage của Subiz

Subiz là công cụ chuyên biệt dành cho tương tác và bán hàng qua hội thoại đa kênh đã được phát triển từ năm 2013. Trên dashboard Subiz, Comment và Messenger được tổ chức như một kênh bên cạnh các kênh Website và Email, có đầy đủ bộ tính năng thiết yếu.

Quản trị tập trung

Công cụ tương tác khách hàng đa kênh Subiz

– Tích hợp đa kênh website, landing page, fanpage, email về một nơi, giúp theo dõi khách hàng trên đa kênh trọn vẹn. Không tính phí dựa trên số lượng fanpage, landing page, website.

– Quản lý hội thoại thông minh: ẩn comment, tự động like, reply, inbox, phân chia công việc tránh trùng lặp, thư viện câu trả lời mẫu. Báo cáo tương tác, chất lượng hội thoại, chất lượng làm việc của nhân viên tư vấn.

– Tốc độ cực nhanh trên cả bản Desktop lẫn Mobile.

– Trích xuất dữ liệu khách hàng vào Google Sheet, theo dõi chuyển đổi qua Google Analytics và Facebook Pixel như 1 CRM toàn diện.

– Một số tính năng nổi bật khác là tích hợp email tự động chăm sóc khách hàng, gắn tag tạo ticket theo dõi vấn đề của khách và tạo cửa sổ chào hấp dẫn kích thích bán hàng cho các doanh nghiệp dùng website/ landing page.

Doanh nghiệp có thể dùng thử miễn phí không giới hạn số lượng website, fanpage tới 30 ngày. Sau đó có thể lựa chọn phương án miễn phí và trả phí. Phí của Subiz rơi vào khoảng 1.490.000/ 6 tháng/ 1 tư vấn viên cho đầy đủ mọi chức năng và không giới hạn số lượng fanpage, website (có thể lên tới hàng nghìn page). Do tính linh động cao nên Subiz rất phù hợp với những ai kinh doanh online có từ  1 fanpage, 1 landing page cho tới hàng trăm, ngàn fanpage, website.

2, Phần mềm Pancake

pancake

Các tính năng chính của phần mềm quản lý fanpage Pancake bao gồm:

– Ẩn bình luận, tin nhắn, tự động like, reply comment, tự động inbox.

– Kết nối nhiều fanpage Facebook bán hàng (tuy nhiên, gói thấp nhất của Pancake chỉ có thể quản lý 1 fanpage)

– Quản lý hàng tồn kho, đơn hàng, đơn vị vận chuyển

– Phần mềm không quản lý được khách hàng trên website, landing page và email.

Pancake bổ sung nhiều tính năng nhưng lại bị đánh giá là khó dùng và thường xuyên gặp lỗi. Chi phí cho gói Mini là  550.000đ/6 tháng chỉ quản lý được 1 fanpage, gói Standard giá 1.100.000đ/6 tháng quản lý được 3 fanpage và gói cao nhất Bussiness có giá tới 2.180.000đ/6 tháng quản lý được 6 fanpage. Để quản lý 50 fanpage trong 6 tháng thì Pancake tính giá 10.170.000 sau chiết khấu. Trường hợp 50 fanpage trở lên thì trên trang của pancake hiện không có gói support. Do đó những doanh nghiệp cần nhiều site hoặc page vệ tinh thì cần cân nhắc nhiều ở mức giá.

3, Phần mềm Vpage

Phần mềm Vpage ( Chốt sales) có các tính năng cơ bản gần giống pancake, thiên về quy trình sau bán hàng cho dù chưa thể chuyên nghiệp bằng các ông lớn trong mảng này.

paint

Vpage ổn định hơn Pancake nhưng mức giá khá cao. 1 fanpage có giá 100.000. Nếu quản lý nhiều page, mức giá có chiết khấu tốt hơn nhưng vẫn cao so với mặt bằng chung. Phí quản lý 50 fanpage  là 15.300.000đ cho 6 tháng.Tương tự Pancake, những doanh nghiệp cần nhiều site hoặc page vệ tinh thì cần cân nhắc nhiều ở mức giá jkhi dùng Vpage.

4, Phần mềm Smax.in

quản lý bán hàng

Phần mềm Smax.in miễn phí và có các chức năng sau:

– Quản lý inbox,comment, tự động ẩn comment

–  Quản lý kho hàng

Tuy nhiên phần mềm vẫn chưa thật hoàn thiện, cần cài đặt khá phức tạp, không quản lý được quá nhiều fanpage.  Các gói cước có thể bị hết hạn đột ngột cần phải email nhờ admin viết lại, phiên bản mobile hay gặp lỗi. Ngay cả ứng dụng trên máy tính cũng thường xuyên lỗi hoặc chập chờn, tốc độ xử lý chậm. Đây có thể là điểm trừ với những nhà bán lẻ không thành thạo kĩ thuật và cần yêu cầu tốc độ.

Nhìn chung, tiêu chí quan trọng nhất của một phần mềm quản lý fanpage vẫn là những điều cơ bản: khả năng quản lý page, tốc độ, sự ổn định và giá cả hợp lý. Nhiều doanh nghiệp trao gửi niềm tin vào một công cụ gom đủ mọi tính năng nhưng hay gặp lỗi, thì việc sử dụng phần mềm vô tình lại ảnh hưởng tới điểm chất lượng fanpage, gây khó khăn cho việc quảng cáo và đánh mất khách hàng. Trường hợp tệ hơn, nếu phần mềm đột nhiên tạm ngừng hoạt động do đơn vị cung cấp thay đổi chiến lược kinh doanh, mọi dữ liệu đã cung cấp sẽ đi về đâu là bài toán không dễ giải​​​​!

Thông thường, các doanh nghiệp dùng thử phần mềm khoảng 30 ngày để trải nghiệm và so sánh các yếu tố nêu trên. Quãng thời gian ít hơn là không đủ để sản phẩm bộc lộ tất cả các lỗi trong quá trình sử dụng. Hãy tìm hiểu, dùng thử và cân nhắc để tìm ra phương án tối ưu cho doanh nghiệp của bạn!

Các bài liên quan

Share this