“Luật chơi” Digital Marketing sẽ tiếp tục thay đổi thế nào – P1

Marketing chính là điểm khởi đầu cho một cuộc trò chuyện với khách hàng tiềm năng – có thể theo nhiều con đường và hình thức khác nhau.

Nếu Marketing là một phần của quá trình kinh doanh, nhằm mục đích xác định, dự đoán và đáp ứng nhu cầu, mong muốn của khách hàng thì nó cũng hoàn toàn có thể xuất hiện trước giai đoạn hình thành những mối quan hệ kinh doanh tiềm năng đó.

Hiệp hội Tiếp thị Hoa Kỳ cũng định nghĩa Marketing là “hoạt động, tập hợp các quy trình để sáng tạo, tương tác, phân phối và trao đổi các dịch vụ có giá trị tới khách hàng, đối tác”.

Một nhiệm vụ chính của Marketing đó là giao tiếp với khách hàng và cùng với sự thay đổi của nhu cầu khách hàng, cách thức triển khai các hoạt động marketing thì các kênh truyền thông cũng đã phát triển qua nhiều năm vừa qua.

Không những thế, với sự phát triển không ngừng của truyền thông số và các kênh online – sự xuất hiện, nở rộ từ các trang thương mại điện tử đến mạng xã hội hay các ứng dụng di động, tiếp thị số tiếp tục chứng tỏ vai trò vượt trội so với các kênh tiếp thị truyền thống.

Digital Marketing sẽ tiếp tục thay đổi thế nào trong thời gian tới?

Digital Marketing sẽ tiếp tục thay đổi thế nào?

Tiếp thị số sẽ tiếp tục thay đổi như thế nào trong tương lai?

Tiếp thị số ngày càng phát triển mạnh mẽ chúng ta lại càng thấy khoảng cách rõ rệt giữa thế giới trực tuyến và ngoại tuyến. Chắc chắn là tất cả chúng ta ở đây đều hoạt động trên các nền tảng online, tuy nhiên, nếu thương hiệu có khả năng đồng bộ trải nghiệm trên mạng xã hội với trải nghiệm trực tiếp, cá nhân hoá giữa người với người thì chắc chắn sẽ tạo ra một sự kết nối, ràng buộc mạnh mẽ với khách hàng.

Chúng ta sẽ tiếp tục ứng dụng, triển khai mọi thứ về tiếp thị số từ website, email tới mạng xã hội và nhiều kênh khác nữa nhưng điều quan trọng là phải nhận ra rằng: Digital Marketing đã từng bước chuyển từ một thuật ngữ, một chiến lược riêng biệt thành một phần quan trọng, không thể thiếu trong chiến lược tiếp thị tổng thể của doanh nghiệp.

Chưa hết, khách hàng càng xuất hiện nhiều trên các kênh trực tuyến thì doanh nghiệp càng phải chú ý tới việc xác định chính xác khách hàng đang hiện diện ở những đâu. Ở vị trí/ kênh nào khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại đang dành thời gian tìm kiếm về sản phẩm, dịch vụ hoặc đề cập tới thương hiệu?

review của khách hàng

1 – Đánh giá và giới thiệu

Người tiêu dùng ngày nay có rất nhiều lựa chọn để lắng nghe ý kiến ​​từ những người đã sử dụng sản phẩm, dịch vụ trên kênh online như các trang web đánh giá như Google My Business đến những đề xuất, chia sẻ cảm nhận của người dùng trên Facebook, v.v.

Do đó, doanh nghiệp cũng cần lưu ý để có thêm những đánh giá, đặc biệt là đánh giá 5 sao trong quá trình phát triển. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng các chiến thuật đơn giản để đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng và nhờ họ để lại đánh giá trên trang.

Chẳng hạn, hàng quý hoặc một khoảng thời gian cố định nào đó trong năm, nhân viên dịch vụ khách hàng nên dành thời gian để nhìn lại xem mình có đang cung cấp trải nghiệm năm sao tới từng khách hàng hay không? Nếu câu trả lời là Có thì hãy hỏi xem liệu họ có sẵn sàng để lại review trên website hoặc các trang mạng xã hội của doanh nghiệp hay không. Trong trường hợp khách hàng thỉnh thoảng nói không thì đây lại là một cơ hội tuyệt vời để tìm hiểu thêm về nhu cầu và làm hài lòng khách hàng.

Một lựa chọn khác là gửi bảng khảo sát hàng năm (hoặc thường xuyên hơn nếu khách hàng không cảm thấy quá khó chịu) để hỏi một câu hỏi đơn giản: Bạn cảm thấy hài lòng ở mức độ nào với dịch vụ/ sản phẩm của chúng tôi?

Khảo sát mức độ hài lòng khách hàng của TPBank

Khảo sát mức độ hài lòng khách hàng của TPBank

Hiển thị lời chứng thực trên website (nếu có thể nên kèm thông tin và đường link tới tài khoản của khách hàng) sẽ giúp củng cố niềm tin ở những khách truy cập hay những khách hàng còn đang băn khoăn trước khi ra quyết định mua hàng.

Đánh giá của bên thứ ba cũng đặc biệt hữu ích trong trường hợp khách truy cập nghi ngờ về việc bạn chỉ hiển thị những đánh giá tích cực trên trang. Một vài gợi ý về các trang web đánh giá của bên thứ ba:

  • Google My Business
  • Yelp
  • TripAdvisor
  • Review khách hàng trên Amazon

Tùy thuộc vào lĩnh vực mình đang kinh doanh, bạn đã có ít nhất một vài lựa chọn để chia sẻ năng lượng tích cực từ những khách hàng đang rất hài lòng.

2 – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

Cho dù gõ truy vấn tìm kiếm vào Google hay hỏi Siri, tối ưu hoá công cụ tìm kiếm vẫn tiếp tục là một việc làm quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng nên lưu tâm. Khi nhu cầu của con người liên tục thay đổi, tìm kiếm bằng giọng nói sẽ tiếp tục phát triển – đây cũng là một chú ý quan trọng với mọi thương hiệu.

Theo thống kê vào năm 2018, cứ 5 người lớn thì có 2 người tìm kiếm bằng giọng nói ít nhất một lần mỗi ngày. Chỉ hai năm sau, theo ComScore, sẽ có tới 50% lượng tìm kiếm được thực hiện thông qua tìm kiếm bằng giọng nói.

SEO

SEO

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người chỉ sử dụng điện thoại để tìm kiếm. 30% tìm kiếm trên web đã không được thực hiện trên một thiết bị có màn hình. Điều đó có nghĩa là ngày càng nhiều người sẽ tìm kiếm thông qua các thiết bị như Google Home hoặc Alexa.

Tại sao điều này lại quan trọng? Bởi vì trong quá khứ, SEO là tập trung việc xuất hiện trên trang tìm kiếm đầu tiên của Google và nếu có được vị trí đầu tiên thì càng tốt. Nhưng thực tế nay đã khác, xếp hạng ở trang 1 có thể không còn hiệu quả nếu người dùng tìm kiếm bằng giọng nói; Google có thể lấy thông tin từ website của bạn hoặc không.

Thêm vào đó, chuyển đổi từ tìm kiếm bằng giọng nói sẽ thấp hơn khi người dùng không còn click vào website của bạn để đọc thêm thông tin. Google sẽ chỉ trả lời câu hỏi của họ. Điều này cũng đồng nghĩa các nhà tiếp thị cần phải tìm ra phương án khác thay thế cho các cách làm truyền thống, một trong số đó là đảm bảo website của bạn tối ưu hóa cho thiết bị di động.

Website tối ưu hóa trên thiết bị di động

Ở thời điểm hiện tại, phần lớn tìm kiếm bằng giọng nói được thực hiện trên điện thoại. Điều này cũng đồng nghĩa với việc website của bạn cần phải thân thiện với thiết bị di động do Google thường ưu tiên hiển thị những trang có khả năng hiển thị tốt với mọi kích thước và màn hình (responsive website).

Thương hiệu hoàn toàn có thể kiểm tra xem trang web của mình có tuân thủ các nguyên tắc thân thiện với thiết bị di động của Google bằng công cụ Google’s Mobile-Friendly Test. Nếu đáp ứng các tiêu chí, bạn sẽ thấy một thông báo cho biết, trang này thân thiện với thiết bị di động. Nếu không, Google sẽ đưa ra một loạt các hướng dẫn cụ thể để có thể điều chỉnh theo.

Website của Subiz thân thiện với thiết bị di động

Website của Subiz thân thiện với thiết bị di động

Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra tốc độ tải trang của website. Người dùng, đặc biệt là khi tìm kiếm trên điện thoại trong một xã hội bận rộn, họ thường không có quá nhiều thời gian, vì vậy luôn mong muốn các trang web có thể tải ngay lập tức.

Để kiểm tra, bạn có thể dùng công cụ PageSpeed ​​Insights để xem chi tiết về tốc độ tải của bạn. Còn nếu muốn tìm hiểu chính xác những yếu tố nào đang làm chậm tốc độ tải trang web hãy sử dụng Webpagetest.org để được phân tích những nội dung và biểu đồ cụ thể từng phần tử ảnh hưởng đến tốc độ tải như thế nào.

Nếu như Review và SEO đã có những thay đổi đáng kể liên quan tới thói quen của người tiêu dùng, vậy còn những yếu tố quan trọng nào khác sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới thành/ bại trong từng chiến dịch Digital Marketing của doanh nghiệp? Hãy cùng đón đọc những phân tích chi tiết ở phần 2 của bài viết này nhé!

Theo Business2community

Bài liên quan:

Share this

May 23, 2020 - Marketing