Kịch bản Trigger thường gặp – Thiết lập lời chào phù hợp

Bên cạnh mục đích gợi mở một cuộc trò chuyện, lời mời chat tự động có thể được sử dụng để cung cấp thông tin về sản phẩm ngay khi khách truy cập website và giúp họ nhanh chóng đưa ra quyết định mua hàng, từ đó tạo ra chuyển đổi (conversion). Bên cạnh việc kích hoạt những kịch bản Trigger có sẵn trong thư viện, người dùng có thể tự tạo mới trigger và tùy chỉnh theo kịch bản riêng.

Dưới đây là một số kịch bản trigger được các website bán hàng sử dụng khá hiệu quả mà Subiz đã tổng hợp lại. Bạn có thể tham khảo và áp dụng cho website của mình!

Tham khảo: Các bước thiết lập Trigger

1. Dựa vào thời gian khách truy cập ở trên website

Căn cứ vào thời gian khách hàng đã ở trên website của bạn (10s, 30s), bạn có thể cài đặt trigger chủ động mời khách hàng chat.

kich ban trigger

Mỗi doanh nghiệp lại có những kịch bản trigger khác nhau để thu hút khách hàng!

Với những khách hàng đã ở trên website của bạn khá lâu hoặc đã xem nhiều sản phẩm, rất có khả năng họ đang lưỡng lự hoặc loay hoay trong việc tìm kiếm thông tin. Sự xuất hiện của bạn sẽ khiến khách hàng cảm thấy được hỗ trợ kịp thời và hoàn toàn có thể đưa ra quyết định mua hàng ngày sau khi có đủ thông tin.

2. Căn cứ vào từ khóa

Doanh nghiệp cũng có thể mời chat tự động khi khách hàng truy cập website theo một từ khóa tìm kiếm nào đó. Điều này đặc biệt hiệu quả trong việc tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng.

3. Với khách hàng truy cập lần đầu

Với những khách hàng lần đầu truy cập vào website của doanh nghiệp, bạn nên cài đặt trigger tự động gửi lời chào phù hợp đến họ. Sau khi mời chat, bạn có thể gửi mã giảm giá đến họ để tạo mối quan hệ lâu dài và tăng cơ hội bán hàng.

4. Với khách hàng đã trở lại

Ngược lại với những khách hàng truy cập lần đầu, kịch bản trigger này được sử dụng để gửi lời chào tới những người trước đó đã từng vào website của doanh nghiệp. Với Subiz, bạn hoàn toàn có thể gửi lời chào tới khách hàng đã quay lại website kèm theo tên của họ.

kich ban trigger

Gửi lời chào tự động với khách hàng quay lại website!

Điều này tuy chỉ là một chi tiết nhỏ nhưng lại được khách hàng đánh giá rất cao, giúp gia tăng chất lượng trải nghiệm, góp phần làm nên sự hài lòng của khách hàng.

5. Dựa theo số lượng trang đã xem

Subiz giúp doanh nghiệp kiểm soát được hoạt động cũng như thời gian của khách hàng khi ở trên website, vì vậy bạn hoàn toàn có thể xây dựng kịch bản trigger dành riêng cho những khách hàng truy cập đã xem quá một số lượng sản phẩm nhất định. (Ví dụ: Khách hàng vào quá 3 trang đồng nghĩa với việc họ quan tâm tới khá nhiều sản phẩm hoặc đang có sự phân vân cần được tư vấn).

6. Khách hàng truy cập vào một trang cụ thể

Với kịch bản trigger được xây dựng riêng cho trường hợp này, lời mời chat tự động phù hợp sẽ được hiển thị với những khách truy cập vào một trang cụ thể trên website.

7. Trang được dẫn link giới thiệu (Feferring page)

Trong trường hợp doanh nghiệp có đặt quảng cáo hoặc hợp tác dẫn link từ website khác, đây chính là kịch bản trigger rất hiệu quả, giúp bạn không chỉ nhận diện được những khách truy cập mà còn đặt một lời chào dành riêng cho họ.

Với các website thương mại điện tử hiện nay, việc sẵn sàng tư vấn là chưa đủ. Đôi khi bạn cần có sự chủ động, xuất hiện khi khách hàng cần để đưa ra lời tư vấn phù hợp. Với tính năng Trigge thông minh của Subiz Live chat, bạn có thể mang lại cho khách hàng những trải nghiệm khác biệt về dịch vụ tư vấn của website, khiến họ hài lòng và nhanh chóng ra quyết định mua hàng!

 

Share this

October 27, 2017 - Subiz và các kỹ năng