Facebook Messenger bỏ tab Discover, gỡ Chatbot

Chatbot và MessengerChatbots, Games và Business

Chatbots từng là một trong những trọng tâm phát triển của Facebook Messenger 3 năm trước đây. Nhưng hiện tại, cùng với phần Game và Businesss, những con bot đã bị xóa sổ khỏi giao diện ứng dụng chat Messsenger.

Tới nay, như bạn thấy, phiên bản mới nhất của Facebook Messenger đã biến mất tab Discover để tập trung vào tốc độ và sự đơn giản thay vì quá nhiều chức năng dàn trải như trước.

Ngày 2/3: Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg cho biết: “Phiên bản mới của Messenger chỉ nặng bằng 1/4 và chạy nhanh gấp 2 lần so với bản cũ”

Theo Facebook, Messenger được viết lại hoàn toàn, giảm 84% core, từ 1,7 triệu dòng code chỉ còn 360,000. Việc này sẽ làm ứng dụng dễ dùng và hoạt động hiệu quả hơn trong các trường hợp điện thoại sắp hết pin, mạng chậm, và thân thiện hơn với số đông người dùng…

Những thay đổi này là một phần của bản thiết kế lại Messenger nhằm định hướng lại tab People sẽ tập trung hơn vào Stories, format mà Facebook đã mua từ Snapchat Hiện tại, Tab People sẽ để mặc định sẽ là những video/ hình ảnh ngắn của bạn bè người dùng chiếm trọn màn hình. Người dùng cần chạm qua tab Active để xem ai trong số danh sách bạn bè của họ đang online.

ảnh 1

Giao diện mới của Messenger

Thay đổi này sẽ thúc đẩy người dùng sử dụng thời gian nhiều hơn để giao lưu với bạn bè và cập nhật cuộc sống của họ thay vì mải mê với chat bots để shopping, kết nối business và chơi game. Thạt thú vị nhưng thay đổi này sẽ giúp Facebook kiếm được nhiều tiền hơn từ Messenger.

Chatbots, Business và Games đã bị ẩn nhưng chúng không hoàn toàn bị xóa khỏi Messenger. Người dùng vẫn có thể tìm thấy nếu họ chủ động tìm kiếm tại thanh Search trên Messenger, trên các Pages và Quảng Cáo, nhấn vào nút bắt đầu hội thoại trên website doanh nghiệp và link m.me URL để tạo ra mã QR Codes. Người phát ngôn của Facebook nói rằng các doanh nghiệp vẫn là 1 phần quan trọng của Messenger, nhưng thực tế là nếu không có những ưu đãi trong phần Discover thì Doanh nghiệp vẫn sẽ phải phụ thuộc vào các kênh owned hoặc paid để tăng thị phần cho chatbot, vì vậy việc xóa tab Discover chẳng khác nào triệt tiêu động lực phát triển chatbot trên nền tảng Messenger.

Chatbot – Một hành trình trắc trở

Cập nhật này là cái kết cho kỉ nguyên 4 năm của Chatbot Facebook. Trở lại năm 2016, người ta đã hi vọng chatbot dùng trí thông minh nhân tạo sẽ là cách nhân rộng tương tác với con người, bôi trơn các dịch vụ khách hàng và thúc đẩy thương mại điện tử. Nhưng khi Facebook cho ra mắt nền tảng chatbot vào cuối 2016, chatbot cho thấy còn xa lắm nó mới có thể hoàn thiện.

Những ngữ nghĩa con người sử dụng rất khó hiểu đối với máy. Hiện tại những công ty chuyên nghiên cứu về bot vẫn tạo ra những đoạn chat rất tối nghĩa. Tính cho đến thời điểm hiện tại, những nỗ lực để biến máy trở nên người hơn vẫn chưa mảy may thấm tháp gì so với nhu cầu của công chúng.

Messenger đã cho ra mắt tab Discover vào năm 2017 với hi vọng hình thức Quảng cáo miễn phí qua tab này sẽ giúp các nhà phát triển đầu tư xây dựng những chatbot tốt hơn. Nhưng cho đến đầu năm 2018, ngay cả ông lớn như Facebook cũng phải từ bỏ kế hoach xây một trợ lý cá nhân ảo đầy đủ dịch vụ mang tên là M, nơi người dùng có thể hỏi mọi câu hỏi. Thay vào đó, Facebook chỉ làm những gợi ý thông minh nho nhỏ bên trong các tính năng của Messenger, ví dụ như Sticker hoặc Lời nhắc nhở dựa trên những gì mà người dùng đã gõ. Sau đó Facebook công bố rằng họ sẽ loại phần Instant Game ra khỏi Messenger và đưa nó vào tab Gaming của Facebook.

Sẽ vẫn còn cơ hội để dùng chatbot nhằm thu thập thông tin bước đầu và phân loại yêu cầu của người dùng khi bán hàng hay chăm sóc khách hàng. Những công việc này khá phiền toái và mất thời gian khi phải thực hiện qua điện thoại, chờ đợi trong tiếng tút dài vô cảm. Trong khi đó, sử dụng những tin nhắn bất đồng bộ giúp việc giao tiếp với doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn gấp bội. Chắc chắn Facebook vẫn sẽ phát triển chức năng này cho những doanh nghiệp cần Messenger, tuy nhiên tin nhắn vẫn cần phải có con người tham gia ở một số điểm, và tốt nhất là chúng nên được cấu trúc để người dùng chủ động tìm kiếm hơn là thụ động nhận quảng cáo ở tab Discover.

Giờ đây, với việc bỏ đi tab Discover, Messenger có vẻ như đã rút lui khỏi ý định trở thành một siêu ứng dụng đa tiện ích như Wechat. Ở Trung Quốc, Wechat cung cấp không chỉ ứng dụng nhắn tin mà nó cong là nơi thanh toán, gọi taxi, đặt vé máy bay, nạp thẻ điện thoai, mua dung lượng internet, vay mượn, thuê nhà hoặc cửa hàng….,

Tuy nhiên mặc dù các siêu ứng dụng – tập trung tất cả trong một – rất được lòng văn hóa Trung Hoa, người Châu Âu lại chuộng sử dụng những tiện ích chuyên biệt cho từng trường hợp khác nhau. Những scandal liên tiếp về việc vi phạm quyền riêng tư và kiểm soát người dùng của Facebook cũng khiến Messenger khó lòng có được sự tin tưởng như vậy. Người dùng và cả chính phủ Mỹ đều không đủ niềm tin để trao quyền cho Facebook nhắm nhiều dữ liệu và thông tin trong cuộc sống hàng ngày của họ. Mặt khác, Facebook Messenger cũng phải cạnh tranh với iMessage hay Snapchat, những kẻ bám sát sẵn sàng vượt lên nếu Messenger tham lam ôm đồm quá nhiều chức năng mà lơi lỏng chức năng chính yếu của nó.

Vì vậy, giờ đây Messenger lại đi theo hướng ngược lại so với dự định trước đây. Messenger đang ngày càng giống WhatsApp – đơn giản, tốc độ và tập trung vào kết nối 1-1. Những tương tác trực quan (hình ảnh, video) qua Stories, được hồi đáp bằng tin nhắn, sẽ trở thành một phần mở rộng của giao tiếp, rất hợp lý mà vẫn có thể để ngỏ cửa tới việc kinh doanh sau này.

Nếu Messenger là nơi hoàn hảo nhất để chat, không hề bị làm phiền bởi chatbot hay dịch vụ kinh doanh, người dùng có thể sẽ bằng lòng ở yên trong hệ sinh thái Facebook.

                                                                         Lược dịch từ Bài gốc của TechCrunch

Share this

March 26, 2020 - Marketing