CTA theo từng giai đoạn của phễu bán hàng

Bạn đang trải nghiệm tỉ lệ chuyển đổi thấp hơn so với dự đoán? Hiệu suất của trang đích kém? Doanh số bán hàng qua website giảm mạnh?

Chúng tôi “chẩn đoán” rằng đây là kết quả từ những CTA kém chất lượng. Đừng vội rầu rĩ, hãy cùng xem những lời khuyên mà Subiz đưa ra sau đây để tạo ra những CTA mang lại hiệu quả cao.

Khái niệm cơ bản về CTA

Theo định nghĩa trong marketing, Call To Action (CTA) tạm dịch “lời kêu gọi hành động”, là một chỉ dẫn khiến người xem có những hành động ngay tức khắc, thường sử dụng những động từ mệnh lệnh như “Gọi cho chúng tôi ngay”, “Tìm hiểu thêm” hay “Ghé thăm cửa hàng ngay hôm nay”.

Trong một số trường hợp, các marketer sử dụng nhiều CTA cùng lúc. Tuy nhiên, tốt nhất bạn chỉ nên dùng một CTA mà bạn muốn người xem thực hiện nhất để không dẫn tới những lựa chọn đối lập nhau và khiến khách hàng bị phân tâm.

Không phải tất cả CTA đều giống nhau. Một nút “Bấm vào đây” với màu sắc rực rỡ sẽ không đủ sức thuyết phục người xem mua hàng của bạn. Hiệu suất của CTA thay đổi dựa trên nhiều yếu tố khác nhau và còn phụ thuộc vào vị trí của nó trong hành trình của người mua hàng.

CTA hiệu quả

CTA đạt hiệu suất cao hơn khi cho khách truy cập thấy lợi ích khi click vào CTA

CTA có thể được đặt ở trong hoặc xung quanh phần nội dung, nhưng tuyệt đối không được đặt một cách tùy tiện trong kênh bán hàng.

Tạo ra CTA hiệu quả

Việc tạo ra CTA hiệu quả bắt đầu từ những chi tiết nhỏ nhất. Tạo ra CTA là việc dễ, việc tạo ra CTA có hiệu quả lớn mới là việc khó.

Sau đây là vài trong số những yếu tố cơ bản nhất để có ý tưởng rõ ràng tạo ra CTA cũng như kiểm tra A/B.

Thiết kế

Thiết kế CTA cần thật bắt mắt để người dùng dễ nhìn thấy và tương tác với nó. Chẳng hạn, CTA cần có màu sắc trái ngược với màu của nội dung, kích thước đủ lớn để có thể nổi bật trên các trang.

Lợi ích nhận được

Hãy đảm bảo là khách hàng biết rõ thứ họ sẽ nhận được khi click vào. CTA nên cực kì rõ ràng về điều gì sẽ xảy đến tiếp theo, hoặc thứ khách hàng sẽ nhận được vì đã thực hiện hành động.

Vị trí trong phễu bán hàng

CTA hiệu quả nhất khi có sự liên kết chặt chẽ với nội dung mà CTA được đặt cùng, cũng như ý định của người sử dụng. CTA nên đưa người dùng đến một trang đích liên quan đến quá tình mua sắm của khách hàng chứ không phải là một trang web ngẫu nhiên nào đó.

Cũng như vậy, không bao giờ tạo một CTA cho sản phẩm demo (CTA phần cuối phễu) ở cuối của bài viết khi bài viết đang đưa ra nội dung phần đầu phễu để tạo sự chú ý.

Thực hiện tất cả những yếu tố cơ bản trên là bí quyết để làm nên một CTA hiệu quả. Hay nói cách khác, bạn có thể nhìn nhận bất kì CTA nào dưới hai nội dung: giá trị và sự liên kết.

  • Nội dung của CTA phải bao gồm giá trị và sự liên kết.
  • Vị trí của CTA trong phễu bán hàng sẽ củng cố thêm sự liên kết.

Định hướng CTA trong từng giai đoạn của phễu bán hàng

Dù hầu hết phễu đều có ba giai đoạn, không bao giờ có hai phễu giống nhau. Quá trình mua bán của khách hàng thay đổi tùy thuộc vào sự quan sát của bạn, sản phẩm hoặc dịch vụ, nhóm ngành…

Định hướng marketing offers cho chu kì bán hàng

Kiểu phễu mẫu cũng như các loại content và CTA của từng giai đoạn

1. Phần đầu phễu

Phần đầu phễu là giai đoạn gây chú ý. Đây không phải lúc để thúc đẩy hoặc quảng bá sản phẩm và dịch vụ nhất định nào đó. Thay vào đó hãy đưa ra một lượng lớn nội dung chứa đựng thông tin và hiểu biết về sản phẩm để định hướng người xem và trả lời được những câu hỏi của họ.

Ở giai đoạn đánh giá sớm này, marketer thường dùng content dài dạng blog để thu hút lượt truy cập và chia sẻ cũng như giới thiệu thương hiệu của mình. Các loại content khác của giai đoạn này bao gồm: eBook và white paper, các báo cáo, Infographic.

Các công ty thường rất chú trọng vào việc tạo nội dung cho phần đầu phễu. Nội dung marketing có thể đem lại lượng khách hàng tiềm năng nhiều gấp 3 lần so với kiểu marketing truyền thống, mà lại rẻ bằng 62%.

Blog vẫn thường là công cụ phổ biến nhất, 79% các công ty có blog hoạt động mạnh cho kết quả ROI tích cực.

Trong giai đoạn này, CTA của bạn cần tập trung được sự chú ý của người xem. Họ chưa phải khách hàng tiềm năng hay khách hàng, vì thế đưa ra quá nhiều CTA quảng bá sẽ khiến người xem bỏ đi.

Dùng những CTA được cá nhân hóa để tăng thêm tương tác:

  • CTA để làm tăng tương tác “Chia sẻ bài viết với bạn bè” hoặc “Để lại bình luận phía dưới cho chúng tôi biết bạn nghĩ gì”.
  • CTA để thu thập tin tức: “Ấn vào để nhận eBook miễn phí” hoặc “Tải ngay danh sách marketing khu vực miễn phí”.

Hãy nhớ trọng tâm là thông tin và củng cố sự tương tác, với mục tiêu dẫn khách truy cập đến phần giữa của phễu (giai đoạn đánh giá).

2. Phần giữa phễu

Phần giữa của phễu còn được biết đến là giai đoạn đánh giá. Lúc này, người xem đã biết thông tin của bạn cũng như thứ mà bạn mời chào. Họ đã sẵn sàng để tìm ra một giải pháp,nhưng họ không chắc đó là gì. Bây giờ họ đơn giản chỉ là tìm kiếm và cố hiểu tất cả các lựa chọn hiện có để giải quyết vấn đề của mình.

Mục tiêu của bạn lúc này là tiếp tục cho khách hàng thông tin đồng thời đưa ra giải pháp của bạn như là lựa chọn hợp lý nhất.

Cách phổ biến trong giai đoạn này là dùng email marketing để tạo dựng mối quan hệ với khách hàng. Ngoài ra còn có có các loại nội dung khác cho giai đoạn đánh giá như: white paper so sánh, hướng dẫn của chuyên gia, tương tác trực tiếp.

CTA ở giai đoạn này thường được chú trọng để dẫn người xem với các trang đích phù hợp. Nói cách khác, CTA nên tập trung vào tính liên quan, làm nổi bật tính chuyên sâu và giá trị của các thông tin giáo dục đã đưa ra.

CTA-Blog-post-example

CTA làm nổi bật việc cung cấp đại chỉ email để cập nhật thông tin miễn phí

3. Phần đáy phễu

Để chắc chắn thu hẹp được khách hàng tiềm năng, nội dung và CTA cần được vạch ra rõ ràng để dẫn người xem đến với quá trình nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng. Khách hàng tiềm năng được trải qua quá trình nuôi dưỡng có thể tăng doanh số bán hàng lên trung bình 20% so với những khách hàng không qua quá trình này.

Nâng cấp nội dung CTA trong giai đoạn này (tải bản dùng thử, demo, infographic, giới thiệu sản phẩm hoặc hướng dẫn mua hàng, case study) thành những CTA  được cá nhân hóa dựa trên tính liên quan và ý định của người xem để thuyết phục họ thực hiện giao dịch. Chẳng hạn: “Trở thành thành viên ngay bây giờ”, “Dùng bản dùng thử ngay hôm nay”, “Yêu cầu bản đánh giá miễn phí ngay”

Tổng kết

Việc tạo ra một CTA hiệu quả cần nhiều hơn thiêt kế và sự sao chép. Nó liên quan đến việc sắp xếp lời mời của bạn và CTA trong phễu bán hàng để chắc chắn CTA có sự liên kết với chủ ý của người xem.

Đừng dừng lại kể cả khi CTA của bạn đã được sắp xếp phù hợp. Lên các nội dung kèm theo để đưa khách hàng mục tiêu trở lại phần giữa phễu với CTA phù hợp để giữ chân họ. Tiếp tục tạo sự liên kết với khách hàng và biến họ thành những đại sứ mua hàng, dùng CTA có thể truyền cảm hứng cho họ, khiến họ loan tin về bạn.

Theo Kissmetrics

Bài liên quan: Call to action tốt nhất đối với khách hàng tiềm năng

Share this

August 19, 2016 - Marketing