Cách hữu hiệu để chuyển đổi người xem blog thành khách hàng

Tăng lượt truy cập đến blog đã khó, chuyển đổi người xem blog thành khách hàng lại càng khó khăn hơn. Nguyên nhân của việc không thành công trong việc chuyển đổi người đọc thành người mua là do nội dung của bạn thiếu những yếu tố đủ mạnh để khiến người đọc quyết định hành động. Những nội dung đó là gì và hiệu quả của chúng đến đâu? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Subiz nhé.

1. Chỉ ra cho người đọc cách giải quyết vấn đề

Có nhiều cách giúp bạn nói về sản phẩm. Một trong những cách hữu hiệu nhất là chỉ ra tác dụng của sản phẩm đối với khách hàng. Nói cách khác, sản phẩm của bạn sẽ phải trả lời câu hỏi: “Sản phẩm mà chúng tôi tạo ra giải quyết được vấn đề gì cho bạn?”

Bạn kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực? Hãy đánh mạnh vào nỗi lo “thực phẩm bẩn” tràn lan ngày nay của người tiêu dùng và khéo léo cho họ thấy quy trình sản xuất chuyên nghiệp và đảm bảo an toàn của bạn.

VinEco

VinGroup đã làm tốt bằng VinEco – rau củ quả an toàn

Nếu sản phẩm của bạn không thể giúp khách hàng mục tiêu giải quyết vấn đề họ đang vướng mắc, bạn cũng không có quyền bước vào danh sách mua sắm của họ ở hàng ưu tiên bởi họ sẽ không thấy được sự cần thiết của sản phẩm. Bạn cần luôn luôn tự nhắc mình phải tìm ra vấn đề của khách hàng và cách giải quyết trước khi bắt đầu viết một bài blog.

2. Hiểu “điểm đau” của khách hàng

“Điểm đau” (pain points) của khách hàng là gì? Đó là những vấn đề mà khách hàng của bạn cực kỳ quan tâm và luôn luôn muốn tìm cách giải quyết. Câu hỏi tiếp theo, làm thế nào để bạn năm bắt được những “điểm đau” của khách hàng?

Có 2 cách chính giúp bạn làm được điều này, đó là theo dõi các từ khóa mà khách hàng thường tìm kiếm hoặc tham gia vào các diễn đàn hay hội nhóm trên mạng xã hội.

Khách hàng tìm kiếm thông tin thông qua những từ khóa. Họ gõ từ khóa lên các công cụ tìm kiếm để hi vọng sẽ thấy được những website liên quan có khả năng giúp họ giải quyết vấn đề. Thế nên, hãy xem chúng ta có thể khám phá chúng như thế nào thông qua các gợi ý tự động của Google.

Keyword

Nghiên cứu từ khóa qua Google

Bên cạnh đó, bạn có thể tham gia vào các diễn đàn hay hội nhóm trên mạng xã hội để bạn hiểu hơn về “điểm đau” của khách hàng. Diễn đàn (forum), hội nhóm (group) trên mạng xã hội giúp bạn tìm hiểu những vấn đề hiện nay của khách hàng là gì và hướng giải quyết chúng. Tùy từng các lĩnh vực kinh doanh khác nhau mà bạn lựa chọn một diễn đàn phù hợp để tham gia và đặt ra câu hỏi.

3. Tạo ra nội dung hấp dẫn dựa trên vấn đề mà khách hàng quan tâm

Sau khi bạn đã thu thập đủ những đề tài mà khách hàng đang tìm kiếm dựa trên các công cụ kể trên, bạn có thể lập nên một danh sách với những đề tài ấy. Ví dụ, sử dụng một trong những vấn đề liên quan tới Lò nướng/Lò vi sóng, bạn có thể tập trung vào từ khóa ”cách dùng lò vi sóng/lò nướng tốt nhất”.

Để nâng cao hiệu quả về mặt nội dung, bạn sẽ cần tạo ra những nội dung đầy ắp tính thông tin đi kèm với các từ khóa đắt giá. Tên bài vừa phải gợi tính tò mò nơi độc giả, lại vừa có khả năng hé mở thông tin cốt yếu bạn muốn truyền tải.

Ví dụ, với từ khóa “sử dụng lò vi sóng tốt nhất” bạn có thể chọn các tiêu đề

  • Bạn đã biết cách sử dụng lò vi sóng tốt nhất cho sức khỏe?
  • Lời khuyên sử dụng lò vi sóng tốt nhất đến từ các chuyên gia.

Việc tiếp theo bạn phải làm đó là hoàn thành nội dung cho bài viết. Khi làm việc này, hãy chắc chắn rằng bạn có tầm nhìn bao quát và cung cấp đủ thông tin nhằm khiến người đọc thấy được sự hữu ích và đưa ra hành động mua hàng.

4. Nội dung cần tương xứng với quá trình ra quyết định mua hàng

Quá trình ra quyết định mua hàng nêu lên hành vi khách hàng trước khi ra quyết định mua sắm sản phẩm của bạn.

Mỗi khách hàng thường trải qua 3 bước chính: Awareness (Nhận thức), Research (Nghiên cứu) và Selection (Chọn lựa).

buyingstage.png

Quá trình ra quyết định mua hàng thường gặp

Bước nhận thức là khi khách hàng nhận ra rằng họ cần đến một sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ. Tuy nhiên, ở bước này, họ chưa chắc chắn được loại sản phẩm họ muốn mua là gì. Ví dụ như, một phụ nữ đứng tuổi vừa bị hỏng mất chiếc lò vi sóng và bà cần mua một cái mới. Tuy nhiên, bà chưa biết được nhãn hiệu hay mẫu nào bà nên lựa chọn.

Trong bước nghiên cứu, khách hàng cố gắng tìm cho ra một sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của bản thân. Trong trường hợp người phụ nữ ở trên, có thể bà sẽ tìm một chiếc lò vi sóng giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Vì thế, bà vào mạng để tìm một chiếc lò vi sóng tốt mà rẻ.

Trong bước mua hàng, khách hàng chỉ đơn giản là mua sản phẩm.

Nếu mục tiêu của bạn chỉ đơn giản là viết nội dung – bán sản phẩm, bạn sẽ tạo ra những nội dung tiếp cận khách hàng tiềm năng ở bước nghiên cứu. Bạn sẽ cần cung cấp thêm thông tin để giúp cho những vị khách ghé thăm website nhận thức được đầy đủ sản phẩm để ra quyết định mua sắm.

Nội dung của bạn cần dẫn dắt khách hàng từ bước nhận thức cho tới bước mua sắm. Đây là lúc bạn cần tạo ra những nội dung tương đối dài (từ 1000 tới 3500 từ là tốt nhất). Nó sẽ giúp bạn tương tác với người đọc, xây dựng lòng tin và cho họ thấy sản phẩm của bạn đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt như thế nào.

5. Khiến nội dung của bạn dễ theo dõi hơn

Có một điều bạn cần phải lưu ý trong việc xây dựng nội dung cho blog đó là người đọc thường sẽ không đọc hết những gì bạn viết, họ chỉ lướt qua mà thôi. Cuộc khảo sát được thực hiện bởi Chartbeat đã đem lại kết quả:

  • Một số khách không dùng đến thanh cuộn
  • Phần lớn đọc khoảng 50%
  • Nội dung trên video và ảnh luôn được đọc hết

Hãy đảm bảo rằng nội dung của bạn dù có đọc lướt qua vẫn đủ để nắm được ý chính.

Mọi người thường chỉ tập trung trong khoảng thời gian ngắn, bởi vậy bạn cần làm cho nội dung trở nên dễ theo dõi nhất có thể. Dưới đây là một số cách giúp bạn làm được điều này:

  • Khiến bài đăng trở nên dễ đọc bằng cách dùng mỗi một đoạn thể hiện một nội dung và được cách ra bởi những khoảng trắng. Những đoạn này chỉ nên kéo dài từ 3 tới 4 câu.
  • Sử dụng các tiêu đề phụ để phân chia nội dung
  • Sử dụng các gạch đầu dòng (có nhiều loại để bạn chọn).
  • Liên kết tới các bài đăng cũ để giữ chân người xem ở lại lâu hơn với bạn.
  • Gây ấn tượng bằng cách bôi đen những ý quan trọng trong bài.
  • Sử dụng hình ảnh minh họa
  • Thêm CTA (Call to action: Lời kêu gọi hành động)

6. Thêm CTA

CTA là cần thiết trong mỗi bài blog của bạn để nhấn mạnh hành động nào bạn muốn người đọc thực hiện sau khi đọc xong.

CTA tốt sẽ khiến người đọc phải thực hiện một hành động cụ thể. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải đảm bảo rằng CTA sẽ không làm phiền người đọc. Điều này sẽ khiến bạn dễ dàng hơn nhiều trong việc chuyển đổi người xem blog thành người mua sản phẩm.

call-to-action

Các mẫu CTA thường gặp

7. Loại bỏ các yếu tố khiến người đọc bị xao lãng

Vì mục đích của bạn là chuyển đổi người xem blog thành người mua sản phẩm, bạn cần chỉ tập trung vào duy nhất điểm này và không nên để bất cứ yếu tố nào làm ảnh hưởng. Hãy chắc chắn rằng không điều gì có thể làm lệch hướng người đọc ra khỏi mục đích của bạn.

Thứ nhất, đừng đem đến cho người đọc quá nhiều lựa chọn bởi nó sẽ khiến họ cảm thấy rối. Bạn càng đưa ra ít lựa chọn cho khách hàng thì bạn sẽ càng dễ để chuyển đổi họ.

Thứ hai, không bắt khách hàng điền quá nhiều thông tin. Càng nhiều thông tin bạn yêu cầu khách hàng hoàn thành (tên, địa chỉ, email, giới tính, tuổi tác, …), càng ít khả năng họ sẽ hoàn thành. Do đó, bạn chỉ cần đơn giản yêu cầu họ điền email và để lại một vài thông tin liên quan.

8. Thêm phản hồi khách hàng

Phản hồi khách hàng là một cách tuyệt vời để nói với khách hàng tương lai của bạn rằng sản phẩm/ dịch vụ của bạn tốt như thế nào.

Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận. Đừng bao giờ tạo ra những phản hồi giả mạo, nó sẽ khiến người đọc cảm thấy mất niềm tin vào thương hiệu!

Bạn có thể tìm thấy những phản hồi khách hàng đúng về sản phẩm của mình ở đâu?

Những khách hàng đã làm việc với bạn – bạn hãy nghĩ đến họ đầu tiên. Nếu bạn cung cấp dịch vụ hay sản phẩm khiến khách hàng hài lòng, hãy khéo léo khiến họ để lại phản hồi. Hãy chắc chắn rằng những phản hồi này được viết chính bằng khách hàng của bạn.

Ngay khi bạn nhận được các phản hồi mới, bạn hãy đăng tải chúng lên blog kèm theo nội dung của bạn một cách thật tinh tế.

9. Không nặng tính bán hàng

Bạn hãy đơn giản chỉ hướng dẫn họ, thay vì ép buộc họ phải mua. Hãy chỉ đóng vai trò là một người cung cấp thông tin giúp khách hàng dễ dàng ra quyết định mua hàng hơn!

Lược bỏ những lời chào hàng sáo rỗng trong bài viết là một cách tốt để khiến cho nội dung của bạn không nặng định bán hàng. Khi đã có sự tin tưởng, khách hàng chắc chắn sẽ quay lại với bạn để mua sắm khi họ đã hoàn toàn sẵn sàng.

10. Sử dụng hội thảo trực tuyến

Hội thảo trực tuyến (Webinar) là một cách hữu hiệu để chuyển đổi khách hàng. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo rằng hoi thảo trực tuyến không chỉ nói riêng về sản phẩm hay dịch vụ của bạn mà chủ đề phải là những thứ khách hàng đang rất quan tâm.

webinar-image

Hội thảo trực tuyến là cách tốt để chuyển đổi người đọc thành người mua

Ví dụ, nếu bạn đang bán các sản phẩm liên quan đến các dịch vụ trong marketing, bạn có thể sử dụng hội thảo trực tuyến để hướng dẫn khách hàng thông qua những chủ đề có liên quan như “Làm thế nào để tăng lượt tương tác?”, “Cách để tối ưu hóa quảng cáo” hay chính ngay như “Cách hữu hiệu để chuyển đổi người xem Blog thành khách hàng”.

Để tận dụng tối ưu cách này, bạn cần thuyết phục khách hàng đăng ký tài khoản ở website hay tặng họ sản phẩm dùng thử.

Kết luận

Trên đây là 10 cách giúp bạn “hô biến” những người đọc blog thành khách hàng. Tăng lượt truy cập blog mà không tạo ra đơn hàng cũng giống như dã tràng xe cát vậy – không đem lại ích gì. Sử dụng các chiến thuật nêu trên sẽ giúp bạn tận dụng blog của mình triệt để hơn.

Theo Business2community

Bài liên quan:

Share this

March 3, 2016 - Marketing