6 cách thôi thúc khách hàng điền thông tin trên pop up

Pop up là một trong những công cụ quan trọng giúp thương hiệu tăng lượng khách hàng tiềm năng điền form. Nghiên cứu đã cho thấy pop up trong email có tỷ lệ chuyển đổi tới hơn 2% và khi chuyển từ hình thức form đăng ký tĩnh sang pop up, mức tăng lượng đăng ký trung bình có thể lên tới gần 100%.

Trong bài viết này, Subiz sẽ chia sẻ 6 mẹo để thiết kế những mẫu pop up hoạt động hiệu quả và quan trọng nhất là không gây khó chịu cho khách truy cập.

Ngày 11/01/2020, Subiz đã ra mắt công cụ tạo pop up thông minh dự đoán ý định thoát trang và tìm đúng đối tượng mục tiêu, tăng 2x-5x chuyển đổi cho website doanh nghiệp. Bạn có thể tìm hiểu thêm bằng cách truy cập tại đây hoặc hỏi tư vấn viên.

Một mẫu Pop up chào mừng khách hàng quay trở lại website

Một mẫu Pop up chào mừng khách hàng quay trở lại website

1. Cá nhân hóa để tạo một mẫu Pop up liên quan

Khi nói đến việc tạo một popup hoạt động hiệu quả, cá nhân hóa là một trong những lựa chọn nên được áp dụng trước tiên. Bằng cách “cá nhân hóa” những mẫu pop up hiển thị sẽ kết nối với  người dùng theo một cách nào đó:

  • Liên quan tới nội dung mà khách truy cập vừa tìm hiểu
  • Vị trí mà khách truy cập tìm đến như liên kết giới thiệu
  • Thông tin về khách truy cập, đây có phải lần đầu họ vào trang?

Mặc dù việc kết nối theo những cách cá nhân hóa có thể giúp khách hàng cảm thấy gần gũi, quen thuộc hơn nhưng nó nên xuất phát từ kết nối cảm xúc với khách hàng thay vì quá tập trung vào kỹ thuật để đạt hiệu quả. Một số cách để bắt đầu với việc cá nhân hóa pop up đó chính tạo pop up cho:

  • Nội dung có lượng traffic cao nhất – hãy thử tạo các pop up độc đáo, có liên quan cho từng phần nội dung có lưu lượng truy cập cao.
  • Top các liên kết giới thiệu – nếu website có lưu lượng truy cập cao từ một liên kết giới thiệu, hãy cân nhắc tới việc tạo pop up cá nhân hoá với những khách truy cập từ trang web đó. Hoặc, thương hiệu có thể tạo pop up đặc biệt cho khách truy cập từ các mạng xã hội.
  • Khách truy cập quay lại – pop up với thông điệp “Chào mừng trở lại” kết hợp với việc đăng ký nhận tài liệu hoặc ưu đãi riêng cho nhóm khách hàng.

2. Tạo đề nghị hấp dẫn để thúc đẩy khách hàng hành động

Sử dụng pop up nếu không tinh tế đôi khi lại trở thành việc làm đến từ một phía: trong khi bạn đang yêu cầu khách truy cập chia sẻ thông tin nhưng đổi lại, họ nhận được gì? Không những thế, hầu hết mọi người đều muốn cụ thể hoá những gì họ “nhận được” sau đó.

Đây cũng chính là lúc bạn nên đưa ra một lời đề nghị hấp dẫn mà về cơ bản là cung cấp một ưu đãi/ quà tặng họ cần để đổi lấy email của khách truy cập, chẳng hạn như: ưu đãi X%, video hướng dẫn, miễn phí dùng thử,…Dù có là gì đi nữa, những lời đề nghị bạn đưa ra phải tạo thêm giá trị cho khách truy cập.

Dưới đây là một ví dụ:

Pop up demo

Mức độ hiệu quả của thông điệp trên như thế nào? Đại diện thương hiệu đã chia sẻ mức  tăng tỷ lệ chuyển đổi từ 0,54% lên 4,82% sau khi thực hiện chiến lược nội dung trên.

Sẽ hoàn hảo hơn nếu bạn có thể kết hợp gợi ý 1 và 2 để vừa có những đề nghị hấp dẫn lại cá nhân hóa để tạo những mẫu pop up độc đáo cho các bài đăng có lưu lượng truy cập cao.

3. Sử dụng trigger phù hợp để bật pop up vào đúng thời điểm

Khách hàng mới vào trang, chưa kịp tìm hiểu thông tin đã có một pop up bật lên khiến họ khó chịu và loay hoay tìm cách tắt và một thương hiệu kiên nhẫn chờ thời điểm thích hợp để hiển thị popup. Nếu bạn là khách hàng, bạn sẽ thích chia sẻ thông tin với trường hợp nào hơn?

Sẽ có một số thông tin mà thương hiệu cần lưu ý để thiết lập pop-up:

Lưu ý về thời gian trên trang khi thiết lập Pop up

Lưu ý về thời gian trên trang khi thiết lập Pop up

  • Thời gian trên trang – đợi X giây để hiển thị pop up
Số lượng trang đã xem trung bình

Số lượng trang đã xem trung bình

  • Số lượt xem trang – đợi cho đến lượt xem trang thứ hai hoặc thứ ba mới hiển thị pop up
  • Có ý định thoát trang – đợi cho đến khi khách truy cập muốn rời đi mới hiển thị cửa sổ

Một cách khoa học hơn là bạn có thể khai thác thời lượng trung bình mỗi phiên từ Google Analytics để xem khách truy cập dành trung bình bao lâu trên website và thiết lập pop up xuất hiện trước đó một chút.

4. Nhắm mục tiêu phù hợp để tránh làm phiền khách truy cập

Một trong những yếu tố quan trọng của việc thiết lập một pop up hoạt động hiệu quả chính là tìm ra những quy tắc nhắm mục tiêu phù hợp.

Ở phần 1 của bài viết, chúng ta đã thảo luận một quy tắc nhắm mục tiêu đó chính là cá nhân hóa, nhưng hãy chú ý tới các quy tắc nhắm mục tiêu khác: Tần suất khách truy cập thấy pop up? Nhóm khách hàng nào nên nhìn thấy pop up hay tất cả các khách truy cập?

Hầu hết khách truy cập vẫn có tâm lý ngại chia sẻ thông tin – đây chính là bản chất của trò chơi. Sẽ có rất nhiều người nhấp vào nút “X” để tắt pop up, vì vậy, nếu không muốn làm họ khó chịu thì không nên tiếp tục hiển thị cửa sổ trong mỗi lượt xem trang với những khách hàng này. Ở mức tối thiểu, bạn nên sau một ngày trước khi hiển thị lại cửa sổ hoặc lý tưởng hơn, đợi khoảng 2 ngày trước khi hiển thị lại pop up cho khách truy cập đó.

Đồng thời, hãy chú ý đến khách truy cập trên thiết bị di động. Pop up có thể chưa tối ưu trên thiết bị di động hoặc nếu nội dung dài gây khó đọc, vì vậy nên sử dụng các mẫu khác nhau cho khách truy cập trên thiết bị di động và máy tính để bàn.

5. Tiêu đề và kêu gọi hành động (CTA) rõ ràng

Đầu tiên – giữ cho pop up đơn giản bởi hầu hết mọi người sẽ nhanh chóng di chuột tới nút tắt, vì vậy bạn cần nắm bắt và thu hút sự chú ý của họ càng nhanh càng tốt. Cách hiệu quả nhất là bắt đầu với tiêu đề – tiêu đề là thứ thu hút mọi người và thuyết phục họ đọc tất cả những thứ khác. Trong tiêu đề của bạn cần phải:

  • Truyền đạt rõ ràng giá trị khách hàng nhận được
  • Tạo một mỏ neo vững chắc để giữ cho họ xuống những phần nội dung phía dưới

Một khi đã giữ chân khách hàng bằng tiêu đề, CTA sẽ là một cơ hội khác để thúc đẩy mọi người cung cấp cho bạn địa chỉ email. Bỏ qua nút “Đăng ký” chung chung và sử dụng một cái gì đó mô tả cụ thể hơn, chẳng hạn:

  • Mô tả một hành động rõ ràng (ví dụ: Gửi cho tôi thông tin chi tiết)
  • Sử dụng ngôi thứ nhất để làm nổi bật hơn nữa giá trị và thôi thúc hành động – ContentVerve đã thấy tăng 90% tỷ lệ nhấp chỉ bằng cách thay đổi từ “của bạn” thành “của tôi”.

6. Thiết kế pop up hài hoà với giao diện toàn trang

Nếu bạn muốn tránh làm phiền khách truy cập bằng pop up, điều quan trọng là cửa sổ bật lên nên trở thành một phần gắn kết với những phần còn lại của website :

  • Phông chữ
  • Màu sắc
  • Hình ảnh

Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp thương hiệu trở nên gần gũi hơn với khách hàng và tiếp thêm động lực cho họ điền thông tin trên pop up, tăng lượng lead chất lượng cũng như cải thiện tỷ lệ chuyển đổi.

Bài liên quan:

Share this