6 bài học Viral Marketing từ Ice Bucket Challenge

Dội nước đá lên đầu (Ice Bucket Challenge) là trò chơi thử thách đang thu hút được hàng loạt ngôi sao nổi tiếng tham gia. Người tham gia thử thách sẽ bị dội một xô nước chứa đầy đá lạnh lên đầu, ghi hình lại rồi tung lên mạng xã hội và được quyền thách thức một hoặc nhiều người nào đó làm việc này. Trong vòng 24h sau đó, người bị thách thức phải có câu trả lời. Nếu họ không đồng ý thì sẽ phải quyên góp 100 USD cho quỹ từ thiện của Hiệp hội ALS. Người bị thách đố sẽ được lựa chọn giữa việc quyên tiền cho một tổ chức từ thiện hoặc ngâm mình trong nước lạnh. Trào lưu nhanh chóng lan rộng trên toàn thế giới.
Nguồn ảnh mnginteractive.com

Nguồn ảnh mnginteractive.com

Dù bạn đã bật cười trước phản ứng khi thấy ai đó dùng nước đá lạnh dội vào người rồi đưa ra những thách thức, hoặc đăng thông tin về sự thách thức này tới người khác ở khắp mọi nơi. Nhưng sáng kiến này đã đạt được giấc mơ của mọi nhà tiếp thị: viral mạnh và thu hút sự chú ý rộng rãi của cộng đồng chỉ trong một hoặc hai tháng.

Bài viết liên quan: Ba bài học Marketing từ World Cup 2014

Vậy làm thế nào mà sáng kiến đơn giản này trở thành một phong trào đã được những người nổi tiếng như Bill Gates, Sheryl Sandberg, Mark Zuckerberg, Kobe Bryant, Oprah…tham gia? Các doanh nghiệp và các nhà tiếp thị học hỏi được gì từ những thành công của Ice Bucket Challenge, dưới đây là một số lời khuyên để phát triển một chiến dịch viral marketing thành công:

1. Xác định rõ ràng mục tiêu
Mục tiêu của chương trình Ice Bucket Challenge là truyền bá nhận thức về ALS (xơ cứng teo cơ một bên) là căn bệnh khiến các tế bào thần kinh vận động của con người bị tê liệt và gây quỹ từ thiện ALS. Sự thành công của chương trình này đã vượt quá mong đợi ban đầu. Mục tiêu là đơn giản và rõ ràng, sự thách thức không đòi hỏi quá nhiều nỗ lực của những người tham gia: quyên góp trực tuyến hoặc đổ một xô nước đá lên đầu hoặc thực hiện cả hai việc trên.

Mục tiêu của chiến dịch là quan trọng.

Mục tiêu của chiến dịch là quan trọng.

Ngày nay, khách hàng ưa chuộng sự đơn giản, những thông điệp trực tiếp và dễ hiểu. Họ sẽ không dành nhiều thời gian để đọc qua một bài báo, bản tin hoặc trang web để hiểu tất cả nội dung toàn bộ thông điệp của bạn. Vì vậy, trong marketing thông điệp càng đơn giản càng rõ ràng thì chiến dịch marketing càng thành công.

2. Tạo sự vui nhộn và dễ thực hiện
Thật buồn cười khi thấy những người dùng nước đá lạnh đổ lên đầu của mình, rồi co rúm người, la hét hoặc đóng băng tại chỗ. Nhưng kết quả bất ngờ là các trang web đang tràn ngập các video và hình ảnh của những người đã chấp nhận thách thức hài hước này.

Con người luôn thích sự vui vẻ, hài hước, vì vậy việc giữ chân người truy cập khi xem các video hoặc hình ảnh về Ice Bucket Challenge là rất dễ dàng. Việc tạo nhiều điều vui vẻ sẽ giúp kết nối giữa cá nhân với tổ chức, gắn kết những con người với nhau hơn, đồng thời tạo niềm tin và khuyến khích sự tham gia đông đảo mọi người.

3. Sự phản hồi lập tức
Những yêu cầu để tham gia Ice Bucket Challenge chỉ có 24h để thực hiện.

Nếu bạn muốn một ý tưởng có thể phát triển mạnh, thì hãy cho một khoảng thời gian ngắn để thúc đẩy quá trình chuyển tiếp nhanh chóng. Bằng cách cho người xem của bạn một thời hạn, sáng kiến này sẽ trở thành một ưu tiên lớn hơn.

4. Hiểu được sức mạnh của hiệu ứng số nhân
Thử thách ALS kêu gọi các thành viên tham gia thách thức 3 người khác cùng tham gia đổ nước đá lên đầu, do đó nó tạo ra một hiệu ứng số nhân lớn.

Khi có thể, hãy để khách hàng tham gia vào một sáng kiến có sự tham gia của bạn bè, người thân để trải nghiệm những niềm vui của những người khác cùng tham gia. Phần thưởng cho một nhà marketing ở đây chính là tăng giá trị thương hiệu của công ty với khách hàng.

5. Chia sẻ rộng rãi trên các trang mạng xã hội
Tin tức về Ice Bucket Challenge đang được cộng đồng chia sẻ nhiều trên các trang mạng xã hội như: Facebook, Twitter, Instagram và Youtube.

Nếu bạn đang hi vọng cho một ý tưởng hay một chiến dịch có tốc độ viral mạnh, thì bạn hãy làm cho nó dễ dàng chia sẻ thông tin cập nhật trên nhiều trang xã hội. Đừng để có bất kì lí do gì khiến mọi người không tham gia.

6. Tạo cho người tham gia có cảm giác mình đã làm một việc tốt
Chương trình Ice Bucket Challenge gây quỹ từ thiện để nghiên cứu y tế, và không có vấn đề yêu cầu về mức độ đóng góp, người tham gia cảm thấy tốt vì họ đang giúp đỡ nhiều người khác.

Thêm vào đó, thách thức cho người tham gia đã tạo một ý thức đoàn kết: họ đang chia sẻ những cảm xúc tích cực và cùng chung một mục tiêu với những người giàu có và nổi tiếng.

Việc xây dựng một sáng kiến như thế này cho phép người tham gia có sự kết nối tình cảm với những tổ chức và mở ra cơ hội cho các cuộc trò chuyện.

Subiz biên dịch từ bài viết của tác giả Gabrielle Boko trên Entrepreneur

Share this

August 29, 2014 - Marketing