5 cách hiệu quả để giữ chân khách truy cập trên trang

Khi một khách truy cập vào website, không phải ai cũng sẽ đọc toàn bộ nội dung trên trang. Nhiều khả năng, họ chỉ tập trung tìm kiếm một hoặc hai đoạn trực tiếp nói đến nhu cầu/ vấn đề mà mình đang gặp phải. Dữ liệu cũng cho thấy rất nhiều khách hàng chỉ lướt qua để xác định xem nội dung trên website có hữu ích và có đúng thông tin mà họ đang tìm kiếm hay không.

Tất nhiên, chúng ta tạm bỏ qua tình huống tiêu cực, hãy cứ cho rằng tất cả nội dung đều  được chuẩn bị cẩn thận. Nhưng điều đó là chưa đủ để giữ chân khách hàng ở lâu trên trang. Dưới đây, Subiz sẽ bật mí một số bí mật để trình bày thông tin trên trang sao cho thu hút và dễ dàng nhất cho khách hàng trong việc tiêu hóa thông tin.

Giữ chân khách truy cập ở lại lâu trên trang

Giữ chân khách truy cập ở lại lâu trên trang

1. Danh sách thông tin

Cả người đọc và công cụ tìm kiếm đều rất thích các danh sách bởi khi đó nội dung đã được phân loại rõ ràng, rành mạch. Khi tìm kiếm một thông tin trên Google hoặc các công cụ tìm kiếm, nếu để ý sẽ thấy các đoạn danh sách được trình bày theo cách đánh số thứ tự hoặc gạch hoặc chấm ở đầu dòng thường xuất hiện ở vị trí đầu tiên.

Trong đó, danh sách được đánh số giúp người đọc nhanh chóng nắm bắt nội dung bạn đang trình bày theo ý nghĩa từ “tốt nhất đến tệ nhất” hoặc từ “đầu tiên đến cuối cùng”. Nội dung gạch đầu dòng cho phép người đọc xem một bản tóm tắt súc tích, với tùy chọn đọc thêm nếu muốn tìm hiểu chi tiết. Dưới đây là một ví dụ:

Các tính năng quan trọng nhất của app:

  • Phông chữ lớn
  • Hình ảnh thú vị 
  • Tương tác dễ dàng và thuận tiện
  • Tiện sử dụng trên nhiều thiết bị 

2. Biểu đồ và đồ thị

Tạo biểu đồ thanh, biểu đồ đường hoặc biểu đồ tròn để làm nổi bật các thống kê quan trọng nhất trong nội dung cũng là một cách giữ chân khách hàng trên trang. Đồ thị và biểu đồ đặc biệt quan trọng khi so sánh mọi thứ về mặt khái niệm hoặc sự thay đổi qua các khung thời gian. Sử dụng màu sắc nổi bật để tạo khác biệt cho từng thành phần, đồng thời, hãy chèn link hoặc watermark để khi các website khác sử dụng lại những nội dung đó, thương hiệu có thể có thêm một backlink giá trị.

3. Bảng thông tin

Chia nhỏ nội dung theo các bảng, cột thông tin giúp người đọc dễ dàng nắm bắt những thông tin phức tạp chỉ trong chốc lát. Sử dụng bảng trên một số nền tảng có thể sẽ hơi khó khăn trong việc hiển thị trên các thiết bị di động, tuy nhiên, hiện tại có rất nhiều ứng dụng có thể giúp hỗ trợ việc này hoặc có thể để ít cột hơn (bốn hoặc ít hơn) để toàn bộ bảng hiển thị tốt trên các nền tảng hoặc chọn chế độ cuộn ngang nội dung bảng.

Website responsive có khả năng hiển thị tốt trên các loại màn hình khác nhau

Website responsive có khả năng hiển thị tốt trên các loại màn hình khác nhau

4. Khả năng tương thích trên thiết bị di động

Nếu thường xuyên kiểm tra Google Analytics chắc chắn thương hiệu sẽ thấy ngày càng nhiều người truy cập trang web từ các thiết bị di động. Kể từ năm ngoái, rất nhiều doanh nghiệp đã ghi nhận lưu lượng truy cập từ thiết bị di động cao hơn hẳn so với máy tính để bàn. Tuy nhiên, nhiều website vẫn chưa ý thức được việc này, dẫn tới còn có những sai sót nghiêm trọng khi hiển thị trên thiết bị di động.

Một website responsive sẽ có khả năng nhận biết được kích thước màn hình mà người dùng đang sử dụng để điều chỉnh khả năng hiển thị cho phù hợp. Nhờ đó, phần lớn những website này sẽ hoạt động tốt trên thiết bị di động mà không phải thực hiện bất kỳ điều chỉnh nào, vì vậy, các công cụ tìm kiếm cũng ưu tiên hiển thị nội dung của những website responsive với người đọc.

5. Chia nội dung thành các phần

Nếu không được chia thành các phần thích hợp và khoa học, thông tin có thể bị lãng quên dẫn đến việc thương hiệu có thể sẽ mất khách truy cập dù họ đọc còn chưa hết hai dòng nội dung.

Khi xây dựng một trang landing page hoặc bài đăng trên blog – cung cấp một lượng lớn thông tin về một chủ đề nhất định, người viết nên chủ động phân chia nội dung bằng cách sử dụng các tiêu đề, khoảng cách để đảm bảo nội dung trên trang dễ đọc và dễ lướt qua nhất.

Đồng thời, tiêu đề cũng là một yếu tố quan trọng để công cụ tìm kiếm xếp hạng thứ hạng website trên trang kết quả tìm kiếm khi giúp cả bot tìm kiếm và người đọc hiểu rõ hơn nội dung của bạn.

Việc sử dụng đúng các tiêu đề sẽ làm cho website dễ dàng tiêu hóa nội dung hơn. Nếu không sử dụng các tiêu đề, hoặc không sử dụng chúng một cách chính xác, tỷ lệ thoát trang sẽ cao hơn (người dùng thoát khỏi trang ngay sau khi đến, với rất ít hoặc không có tương tác nào).

Khi tạo nội dung trên website, hãy đặt mình vào vị trí của người đọc: đầu tư thêm thời gian để đảm bảo nội dung có thể đọc được và được chia thành các phần rõ ràng, mạch lạc. Nội dung thú vị và chuẩn chỉnh sẽ góp phần trả lời chính xác, trọng tâm những thắc mắc hay cung cấp thêm thông tin cho người đọc một cách nhanh chóng. Nếu đang gặp khó khăn trong việc chia nội dung thành các phần, các bảng biểu, hãy tiếp tục thử nghiệm bởi chắc chắn, những nội dung tuyệt vời cần thời gian để tạo ra nhưng hiệu quả sẽ kéo dài mãi mãi.

Theo Entrepreneur

Bài liên quan:

Share this